Các ứng dụng khác Quy luật cực tiểu của Liebig

Cho đến gần đây, quy luật Liebig mới được ứng dụng vào lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quy luật này cho rằng sự tăng trưởng ở các thị trường đầu vào tài nguyên thiên nhiên bị giới hạn bởi đầu vào hạn chế nhất. Vì thế, quy luật Liebig khuyến khích các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nên tính đến sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên thiết yếu để các thế hệ sau còn có thể tiếp tục được sử dụng những nguồn tài nguyên này (xem thêm: tính bền vững/phát triển bền vững).

Lý thuyết kinh tế tân cổ điển đã tìm cách bác bỏ vấn đề khan hiếm tài nguyên bằng cách áp dụng quy luật thay thếđổi mới công nghệ. Quy luật thay thế cho rằng khi một nguồn tài nguyên bị cạn kiệt – và giá của nó tăng lên do thiếu thặng dư – thì một thị trường mới dựa trên nguồn tài nguyên thay thế xuất hiện với một mức giá nhất định nào đó để thỏa mãn nhu cầu. Đổi mới công nghệ chỉ ra rằng loài người có thể sử dụng công nghệ để lấp đầy khoảng trống trong các tình huống khi mà các nguồn tài nguyên là có thể thay thế không hoàn hảo

Quy luật thay thế có thể đúng trong nhiều trường hợp, tuy nhiên vẫn có một vài nguồn tài nguyên quá cơ bản đến mức không có nguồn thay thế cho nó. Ví dụ, Isaac Asimov đã từng viết: “Chúng ta có thể dùng năng lượng hạt nhân để thay thế cho than đá, dùng nhựa plastic để thay thế cho gỗ …, nhưng không có gì có thể thay thế cho photpho được” -Isaac Asimov, “Life’s Bottleneck”, Fact and Fancy 

Đối với những nguồn nguyên liệu không thể thay thế, như photpho, thì việc tái chế là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi phải lên kế hoạch dài hạn một cách kỹ lưỡng cũng như sự can thiệp của chính phủ, một phần tạo ra các loại thuế Pigou để giúp thị trường phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả, một phần nhằm giảm thiểu và hạn chế các thất bại thị trường khác.